Sunday, 17 January 2016

Cách phòng tránh rubela

Tiêm phòng là cách phòng ngừa rubella hiệu quả nhất, đặc biệt với phụ nữa mang thai.

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày, thường lây lan qua dịch từ mũi và cổ họng. Bệnh do virus rubella gây nên, ảnh hưởng tới da và các hạch bạch huyết.Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh rubella.

Phòng tránh bệnh rubella bằng cách:

- Phát hiện bệnh sớm để tránh lây lan cho người khác.

 – Cách ly người bệnh:

·         Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát bệnh (phát ban) cho đến 7 ngày sau khi phát ban (trẻ em nên nghỉ học, người lớn nên nghỉ làm).

·         Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.

·         Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho người bệnh (khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa, chăn, gối, màn…).

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

- Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi… của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

 – Tiêm chủng vắc xin: Vắc-xin phòng bệnh Rubella thông dụng hiện nay là loại vắc-xin  MMR (Measle, Mumps, Rubella) phòng ngừa cho cả 3 bệnh Sởi, Quai bị, Rubella. Và đây cũng chính là biên pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh rubella

 

Bệnh rubela và những điều cần biết

 Rubella là một bệnh sốt phát ban, do virus Virion Rubella gây nên, tuy là bệnh lành tính nhưng khi xảy ra ở phụ nữ mang thai trong vòng ba tháng đầu thì có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
1.  Tác nhân gây bệnh
- Năm 1962, virus gây bệnh Rubella được phân lập từ nuôi cấy tế bào trong dịch mũi họng của người bệnh do công của 2 khoa học gia Parkman và Weller.
– Virion Rubella có đường kính từ 60 – 70 nm, là một virus ARN có hình cầu và được phân loại thuộc họ Togaviridae, thuộc giống Rubivirus
– Rubella không vững bền và bị bất hoạt bởi những dung môi có chứa lipid, trypsin, formalin, tia cực tím, pH thấp, nhiệt độ…
2. Đường lây truyền
- Bị mắc bệnh do lây nhiễm bởi giọt virus qua đường mũi họng
– Trẻ mắc CRS sẽ đào thải nhiều virus trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc
– Trong điều kiện sống khép kín, như trại lính, thì tất cả những người cảm nhiễm đều có thể bị nhiễm virus rubella.
3. Dấu hiệu bệnh
- Tiền triệu ( Trước khi phát ban 1 – 7 ngày ):
+ Mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch
+ Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có
+ Ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh
– Nổi ban
+ Ban bắt đầu mọc ở trán , mặt và lan xuống lưng và các chi.
+ Ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng.
+ Ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày ( Sởi 3 ngày )
– Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay không phải lúc nào cũng xảy ra, nếu có thì biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn phát ban và kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại.
– Đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi đôi khi được thông báo.
4. Những dị tật bẩm sinh ở trẻ khi mẹ mang thai bị nhiễm Rubella
- Điếc
– Đục thuỷ tinh thể
– Tật mắt nhỏ
– Tăng nhãn áp bẩm sinh
– Tật đầu nhỏ
– Viêm não -màng não
– Thông ống động mạch ( ống BOTAL)
– Thông vách ngăn giữa các buồng tim
– Gan to – Lách to
– Bệnh mềm xương
– Tiểu đường do Insulin
– Chậm phát triển tâm thần
5.  Hướng điều trị
- Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
– Nghỉ ngơi
– Uống nhiều nước và chất dinh dưỡng
– Hạ nhiệt (nếu cần)
– Giảm đau (Nếu cần)
– Điều trị triệu chứng nếu cần thiết nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn của Y, bác sĩ